• Hỗ trợ kinh doanh
    08.35533358
    Hỗ trợ tư vấn
    08.35533358
    Tên: MAY BÌNH MINH
    Chức vụ: Kinh Doanh Miền Nam
    Điện thoại: 08.35533358
    Tên: MAY BÌNH MINH
    Chức vụ: Kinh Doanh Miền Nam
    Điện thoại: 08.35533358
  • vn
Quan hệ Cổ Đông

Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội

Tuesday, 21/06/2016, 07:56 GMT+7

Vào TPP, nếu doanh nghiệp Việt không tận dụng tốt cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và sẽ chuyển thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.

Theo phân tích của ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, nếu Hiệp định TPP được chính thức có hiệu lực, hàng loạt cơ hội và thách thức đang chờ doanh nghiệp Việt. Trong đó, đặc biệt là một số doanh nghiệp không thích ứng được sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí có thể bị phá sản, một bộ phận công nhân sẽ mất việc làm.

 

Nói về cơ hội mà Hiệp định TPP có thể sẽ mang lại cho Việt Nam, ông Tuyển cho biết, đó là thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn, có công nghệ nguồn. Đồng thời, cơ hội doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu hàng công nghiệp mà còn có thể tăng xuất khẩu nông sản và nông sản chế biến. Trong đó, nhiều mặt hàng thuộc nhóm này sẽ được Mỹ và các nước đưa thuế nhập khẩu về 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Cùng với đó, TPP sẽ giúp tạo ra hàng loạt cơ hội khác như: tạo thế cân bằng mới trong quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước; tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới; tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô; tạo dựng khuôn khổ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; năng cao vị thế nước ta trong nền chính trị thế giới, nhất là vị thế trong một khu vực địa chiến lược quan trọng, nơi đang diễn ra cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn.

Tuy nhiên, để chuyển những cơ hội tiềm năng đó thành hiện thực, theo ông Tuyển, doanh nghiệp phải nắm vững nội dung cam kết của nước ta và của các đối tác trong hiệp định. Song, những quy định này nhiều khi rất phức tạp (về quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật, các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định về bảo vệ môi trường, quan hệ lao động…).

Chính vì thế, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực, ngành hàng nào phải nắm rất chắc cam kết của Việt Nam cũng như của các thành viên khác để tận dụng cơ hội và có giải pháp vượt qua thách thức. Nhất là nhờ đó doanh nghiệp Việt có thể kiện được doanh nghiệp khác vi phạm và cũng để tránh bị kiện.

Bên cạnh đó, thách thức về chất lượng nguồn nhân lực của nước ta (đội ngũ quản trị, chuyên gia kỹ thuật và pháp lý, công nhân lành nghề), theo ông Tuyển, cũng rất lớn cả về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, phong cách làm việc, kỷ luật lao động.

Đồng quan điểm này, góc độ pháp lý, ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, khó khăn lớn nhất khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định TPP, là sẽ mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí tiền của để tìm hiểu các quy định quốc tế. Ông Ngọc quan ngại khi trình độ tiếng Anh, khả năng của cả cán bộ và lực lượng doanh nghiệp Việt Nam trong việc hiểu đúng bản chất pháp lý, nội hàm các quy định quốc tế liên quan FTA.

Đứng từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Việt, Trưởng ban Pháp chế của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho rằng ngay ngành dệt may quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi là điều kiện cần để hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định TPP và đây cũng là quy tắc phức tạp nhất so với các FTA trước kia. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ nhất định và cơ bản là có lợi cho Việt Nam nhưng vẫn còn những thách thức trong việc khai thác các ngoại lệ này.

Không những thế, theo ông Việt, thách thức còn là sức ép từ đối thủ cạnh tranh. Biểu hiện là nhận thấy Việt Nam gia nhập TPP với nhiều lợi ích, nhiều đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu dệt may đã không ngừng gia tăng sức ép. Đến nay, thậm chí một số nước đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam đang ngỏ ý muốn gia nhập TPP.

Từ thực tế dự báo này, ông Trương Đình Tuyển lưu ý: Cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, không tự nó chuyển thành sức mạnh kinh tế, thành năng lực cạnh tranh trên thị trường. Còn thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động đến đâu còn tùy thuộc vào phản ứng của chủ thể (nhà nước và doanh nghiệp).

Như vậy, theo quan điểm của ông Tuyển, “nếu tận dụng tốt cơ hội, sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, nếu không tận dụng tốt cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và sẽ chuyển thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục”./.

Xuân Thân/VOV.VN


Written : admin
Ý kiến của bạn

Search date : from :    to :