• Hỗ trợ kinh doanh
    08.35533358
    Hỗ trợ tư vấn
    08.35533358
    Tên: MAY BÌNH MINH
    Chức vụ: Kinh Doanh Miền Nam
    Điện thoại: 08.35533358
    Tên: MAY BÌNH MINH
    Chức vụ: Kinh Doanh Miền Nam
    Điện thoại: 08.35533358
  • vn
Quan hệ Cổ Đông

Giải pháp công nghệ Vương quốc Bỉ cho công nghiệp Dệt May Việt Nam

Wednesday, 29/06/2016, 07:58 GMT+7

Ngành Dệt May Việt Nam (DMVN) đang đứng trước cơ hội lớn, nhưng thách thức cũng cam go. Trong kịch bản phát triển DMVN đến 2030-2050, thì đây vẫn là ngành công nghiệp nhẹ chủ đạo trong xuất khẩu. Với đặc thù DMVN phát triển phình ra ở khâu may, thắt cổ chai ở khâu dệt-nhuộm hoàn tất, cùng với đó là có rất ít doanh nghiệp trụ cột, và số doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp li ti lại rất nhiều, chúng ta làm thế nào để tiếp sức cho cộng đồng DMVN phát triển, cạnh tranh được trong thị trường quốc tế?

Thách thức trong hội nhập

Doanh nghiệp DMVN có đặc điểm là hầu hết nhỏ về tầm vóc, quy mô nên sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi hội nhập. Số doanh nghiệp dưới 1000 công nhân hiện đang rất nhiều. Doanh nghiệp nhỏ, vốn yếu, không đủ khả năng để thực hiện những hợp đồng lớn, cũng không đủ điều kiện tham gia những hoạt động nghề nghiệp quốc tế nên rất bất lợi trong quan hệ và thông tin, khó xử lý những vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh và cạnh tranh.

Cũng vì điểm yếu cốt tử là hầu hết doanh nghiệp nhỏ và yếu vốn, nên hình thành đặc điểm của DMVN là phình ra ở khâu may, không đủ sức đầu tư khâu dệt, nhuộm hoàn tất, khai thác thị trường và phân phối, nên giá trị thu được của DMVN chủ yếu từ công lao động, một phần rất nhỏ trong toàn chuỗi. Vì vậy, cái được lớn nhất trong hai thập kỷ qua của ngành DMVN là giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế một số địa phương.

Nhưng trong thời gian tới đây, nếu các doanh nghiệp tiếp tục nhỏ và yếu thì trong cuộc chơi khủng mà chúng ta đã đăng ký tham gia, các doanh nghiệp dệt may nhỏ, yếu có hai nguy cơ: thứ nhất là phải đóng cửa vì không cạnh tranh được với các ông lớn, không có đơn hàng; thứ hai là buộc phải sáp nhập hoặc bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp lớn.

Giải pháp nào tiếp sức doanh nghiệp dệt may?

Để tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, mà quan trọng nhất là TPP và EVFTA, một mặt các doanh nghiệp DMVN cần chủ động tìm hiểu để nắm vững các quy định quan trọng trong hiệp định như quy tắc xuất xứ, hải quan,... đồng thời, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động của chính doanh nghiệp mình. Liên kết với nhau để hình thành chuỗi cung ứng hiệu quả trong lúc tiềm lực của một doanh nghiệp đơn lẻ chưa đủ sức để tạo chuỗi cung ứng của chính mình.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Hugaco từng chia sẻ, doanh nghiệp nào mạnh khâu may thì cứ củng cố và làm sao tăng năng suất không ngừng, đơn vị nào làm dệt nhuộm giỏi thì cứ chuyên tâm làm dệt nhuộm… Vấn đề của chúng ta bây giờ là làm sao liên kết chặt chẽ được với nhau, hài hòa lợi ích để cùng thực hiện một hợp đồng lớn, cung ứng toàn bộ dịch vụ.

Ông Hoàng Vệ Dũng, Chủ tịch HĐQT Dugarco thì lại cho rằng, trong quá trình hội nhập, nếu doanh nghiệp DMVN chưa đủ tiềm lực đầu tư cả chuỗi, thì nên liên doanh với nước ngoài để cùng làm, trong quá trình đó ta cũng học hỏi được kinh nghiệm của đối tác trong công nghệ, thị trường, thiết kế…

Ý kiến của hai vị lãnh đạo những doanh nghiệp may lớn nói trên của DMVN là rất thực tế, có tính khả thi cao. Với quy định xuất xứ từ sợi (TPP), từ vải (EVFTA), thì không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đầu tư toàn bộ chuỗi cung ứng nội bộ như Tập đoàn DMVN. Bởi, với vai trò là doanh nghiệp đầu tàu, dẫn dắt toàn Ngành, và với khả năng huy động vốn lớn, Tập đoàn là một trong số ít đơn vị DMVN hội đủ điều kiện cần và đủ để tạo chuỗi cung ứng, tận dụng cơ hội và lợi ích của các FTAs. Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi các hiệp định, doanh nghiệp DMVN có thể thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vướng mắc gặp phải, cũng như tích cực tham gia góp ý việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Để việc hỗ trợ doanh nghiệp DMVN được lan tỏa và đem lại hiệu quả lâu dài, vẫn cần có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực từ các bộ, ngành, hiệp hội trở xuống cho từng đơn vị, nhất là các đơn vị nhỏ. Ngoài ra, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ cũng cần có sự tham gia của các doanh nghiệp dệt may lớn để tiếp sức cho các doanh nghiệp dệt may nhỏ. Vai trò của doanh nghiệp dệt may lớn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ là rất quan trọng trong thời gian dài. Việc này cũng hoàn toàn khả thi, bởi trong truyền thống của Ngành, đã từng có sự hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả, đơn cử trường hợp vực dậy Dệt May Nam Định trong những năm 1990.

Như vậy, thách thức từ các FTAs thế hệ mới và sức ép hội nhập với doanh nghiệp DMVN, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, là rất lớn, chưa từng có trong lịch sử Ngành DMVN, nhưng Ngành hoàn toàn có thể vượt qua thắng lợi khi phối hợp nhịp nhàng các giải pháp đồng bộ, từ nội lực, sự liên kết, cùng những hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của chính sách.

Kiều Mai/ vinatex.com


Written : admin
Ý kiến của bạn

Search date : from :    to :