Service
Cách giặc quần áo không phai màu ?Đối với mỗi người chúng ta, hàng ngày việc mặc trang phục quần áo trên người là thiết yếu nhưng chúng ta luôn nghĩ rằng đó là việc đơn giản. Nhưng sự thực là đó không phải là công việc có thể bỏ qua là giặt giũ quần áo. Và điều quan trọng là làm sao để giặt quần áo không ra màu, hoặc ít phai màu nhất có thể luôn được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này trung tâm bảo hành electrolux sẽ đề cập vấn đề làm sao để giặt quần áo không ra màu hoặc ít ra màu nhất. Đối với quần Jean (quần bò): - Để màu đồ jeans được bền, đẹp, lúc mới mua về, hãy ngâm nó trong nước lạnh pha muối đậm hoặc dấm hoặc phèn chua ít nhất trong 12 tiếng hồ, sau đó đem xả sạch. Lưu ý trong lần giặt đầu tiên này không nên giặt bằng xà phòng. Còn một mẹo nhỏ ít ai biết đến nữa đó là: Khi mới mua quần jeans về trước khi giặt lần đầu tiên ta cho quần vào ngăn đá của tủ lạnh trong khoảng 1 đêm. - Sau khi giặt lần đầu tiên hạn chế giặt ít nhất một tuần. Giặt nhiều lần sẽ làm đồ jeans bị hư hại và mau phai màu. Với đồ jeans bạn có thể mặc 2, 3, thậm chí 4 lần trước khi giặt. Nếu không giặt bằng xà phòng, nên ngâm đồ trước khi giặt trong nước ấm (hơn 40 độ C) khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi giặt sạch trong nước ấm một lần nữa. Để không bị phai màu, nên cho thêm ít dấm vào nước. - Lưu ý khi giặt quần jeans bạn nhớ lấy các vật trong túi ra và lộn trái quần rồi mới giặt. Giặt bằng nước lạnh dùng xà phòng loãng, vò nhẹ nhàng, hạn chế dùng bàn chải chà xát mạnh. Trường hợp ngoại lệ khi quần áo jeans hay bị bẩn ở các đường viền túi cần phải dùng bàn chải chà sạch thì nên chọn bàn chải không quá thô vì sẽ làm hỏng vải, nhưng cũng không nên mềm quá vì giặt sẽ kém tác dụng. Không nên treo quần áo lên để chà, mà nên trải ra sàn giặt. Tốt nhất là dùng xà phòng cục để giặt vì các chi tiết kim loại có thể bị thâm đen. Không sử dụng bột giặt có tính năng làm trắng vải. - Nếu quần áo có các miếng da, thì sau mỗi lần giặt, nên bôi loại kem đặc biệt không màu hay gliceryn lên các miếng ghép đó. - Bạn cần phải biết rằng, giặt bằng máy sẽ làm đồ jeans nhanh hỏng và nhanh phai màu hơn rất nhiều. Còn nếu giặt quần áo jean trong máy, thì cần lộn trái đồ, kéo tất cả phéc mơ tuya và cài các cúc lại. - Khi giũ quần áo jeans, nên dùng nhiều nước, tốt hơn hết là cho vào bồn lớn. Trước tiên giũ trong nước ấm, sau đó cho vào nước lạnh. - Phức tạp hơn cả là việc vắt ráo nước quần áo jeans. Có thể cần hai người vặn hai đầu để đồ mau khô, còn nếu không có người thì phải treo ở chỗ thoáng cho róc nước nhanh. - Khi phơi không được để gập quần áo jeans, nếu không sau đó bạn phải làm ẩm những chỗ gập. Nên nhớ rằng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm quần áo jeans co rút mạnh. Để tránh phai màu, tốt hơn hết là nên phơi lộn trái. Phơi khô bằng gió trong bóng râm. - Nên sử dụng nước giặt, thay vì bột giặt bởi dạng bột thường khó hòa tan hết trong nước, chúng sẽ bám vào bề mặt vải khiến da bạn khó chịu khi mặc. Tiếp theo, nên pha loãng nước giặt để độ tẩy trở nên nhẹ nhàng hơn. - Đừng bao giờ dùng nước xả làm mềm vải cho quần jeans và cũng không nên hong khô quần bằng máy sấy. - Quần áo jeans không cần là. Tuy nhiên sau khi giặt, chúng sẽ hơi khô và cứng một thời gian. Để chúng mềm như cũ có thể xông qua bằng hơi nước. - Bạn chỉ nên giặt đồ jeans với nhau và tránh giặt chung với các loại vải khác nếu có thể. Một nguyên tắc khác cần nhớ là không giặt quá bốn loại đồ jeans cùng lúc. - Mẹo đơn giản nhất để bảo quản đồ jeans chính là làm lạnh chúng. Hãy trải thẳng đồ, gấp lại và đặt vào túi nhựa trong máy làm lạnh đến ngày tiếp theo bạn muốn mặc chúng. Đối với các loại quần áo khác: Đối với quần áo mới: Quần áo mới mua về bạn nên ngâm nước dấm pha loãng 1 đêm sau đó giặt sạch bằng nước lã. Nếu chất vải nhanh phai màu bạn nên giặt bằng sữa tắm hoặc dầu gội, chất tẩy nhẹ nên ít bị phai màu và giặt rất nhanh chứ ko như giặt xà phòng . Phơi quần áo trong bóng mát, tránh mất màu và giòn sợi vải. Đối với quần áo đã sử dụng qua nhiều lần: Quần áo bị ra màu nên được giặt riêng với nước lạnh và vắt khô ngay, không được ngâm. Giặt khô là giải pháp an toàn hơn giúp hạn chế bay màu, nhưng bạn nên kiểm tra hướng dẫn giặt trên nhãn mác trước. Xử lý khi bị lem màu sang đồ giặt khác: Nếu chẳng may một món đồ bị ra màu lẫn trong mớ đồ giặt của bạn, hãy sử dụng các sản phẩm như Dylon® Run Away Dye Remover để làm sạch (Có bán ở hầu hết siêu thị và nhà thuốc) Nếu đã lỡ giặt một món đồ bị ra màu, bạn hãy mở máy giặt chạy không một lần trước khi giặt tiếp. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ lượng màu còn sót lại trong máy giặt. Đối với quần áo sợi bông, đồ len: Tất cả các loại quần áo sợi bông, đồ len màu đỏ hoặc tím, nếu ta dùng nước pha với giấm để giặt, màu sắc sẽ luôn tươi sáng bóng như mới. Đối với các loại vải sau khi mới mua về, trong lần giặt đầu tiên, ta cho vải vào ngâm trong nước muối 10 phút, làm như vậy có thể tránh cho vải khỏi bị phai màu. Để quần áo không bị phai màu, bạn cũng nên tham khảo thêm về cách phơi đồ đúng cách: Đa số cho rằng công việc phơi đồ thật quá đơn giản. Nhưng phơi đồ như thế nào để áo quần luôn bền lâu theo thời gian thì cũng cần có bí quyết đấy. Quần áo sẽ mau nhanh hỏng , bạn cũng đừng vội đổ lỗi cho chất liệu vải. Trong quá trình giặt giũ, phơi phóng , cất giữ cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của trang phục. Chỉ dẫn phơi đồ đúng cách cho chị em nữ giới. 1. Không nên để quần áo ẩm ướt lâu ngày không giặc. Như vậy , chúng không chỉ rất dễ bị mốc và mà còn dễ mục. Bạn nên phơi quần áo những chỗ thoáng mát có nhiều nắng. Vào ngày mưa , nếu có khả năng thì trang bị máy sấy quần áo cho gia đình.
2. Trong các loại trang phục , nhất là đồ jean cần phải lộn ngược bề mặt trong ra ngoài để tránh phai màu vải. Hạn chế được vây bẩn vào mặt chính của vải khi đang phơi.
3. Với những trang phục cầu kì, cần phải đặc biệt chú ý trong khi phơi, không thể để tùy ý. Các loại áo khoác, áo nỉ , áo vét cần được treo trên những chiếc mắc áo bằng gỗ , nhựa dày và chắc chắn , vì những loại trang phục này cần được giữ dáng phần vai.
Áo len , áo dệt kim rất dễ bị giãn trong quá trình giặc. Bạn chỉ nên vắt nhẹ rồi dùng khăn bông dày hút bớt nước , và phơi trên một bề mặt phẳng. Lưu ý khi phơi với móc áo cần phải gấp đôi lại, để hạn chế giản cổ áo do sức nặng của nước các bạn không nên phơi áo thẳng đứng.
Một số áo quần bằng chất liệu mỏng , dễ bị biến dạng , trầy xước như kim tuyến , bạn nên phơi trong túi lưới ( có bán ở siêu thị ).
4. Không nên phơi những trang phục có màu sắc sáng chói xen lẫn nhau , phơi trực tiếp dưới ánh nắng sẽ làm phai màu vải. Ngoại ra , các chất liệu như: lụa tơ tằm , satin , sợi tổng hợp , len… Hay chịu lửa kém, bạn chỉ nên phơi ở nơi thoáng gió. Không để áo quần phơi sát nhau sẽ rất lâu khô. Bạn cũng cần để ý cách li áo quần dễ ra màu để chúng không lan sang các trang phục còn lại.
5. Nên vệ sinh dây phơi thường xuyên sau mỗi lần sử dụng, như vậy bạn sẽ không sợ gió, bụi làm bẩn. Trước khi sử dụng dây phơi đồ cố định, bạn nên dùng khăn ướt lau sạch bụi trước khi phơi quần áo.
Nếu đang dùng dây phơi bằng sắt , bạn nên thay ngay bằng một loại dây khác. Dây sắt rất dễ bị gỉ sét , chất này bám vào áo quần sẽ rất khó giặt sạch. Giải pháp cho bạn là dùng dây tráng kẽm , vừa bền lại vừa cứng.
6. Thường xuyên vệ sinh trên kẹp áo , mắc áo. Sau khi phơi , cất chúng vào nơi khô ráo. Để ngoài trời, mắc áo sẽ nhanh hỏng và dễ bắt bụi.
7. Không nên phơi áo quần qua đêm ngoài trời , đặc biệt là đồ lót. Sương đêm sẽ làm chúng bị mất màu , ẩm mốc và giảm độ bền.
8. Trước khi giặt và phơi quần áo mới mua , bạn cần đọc kỹ chỉ dẫn sử dụng trên mác áo. Như thế , bạn sẽ biết cách phơi phù hợp.
Hy vọng rằng với bài viết này sẽ mang lại cho bạn thêm những thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công! |